Tên tiếng anh: Melon thrips
Tên khoa học: Thrips palmi Karny
Họ: Bù Lạch (=Bọ Trĩ) (Thripidae)
Bộ: Thysanoptera
Tập quán sinh sống và cách gây hại
Bọ trĩ (bù lạch) này có diện phân bố rất rộng và có thể tấn công trên nhiều loại cây
trồng từ các loại rau cho đến các loại cây ăn trái. Đặc biệt, gần đây chúng phát dịch và
gây hại trầm trọng trên dưa hấu và dưa leo.
Bù lạch thường đẻ trứng trong mô lá. Cả ấu trùng và thành trùng bù lạch thường tập trung trên lá ngọn, sống ở mặt dưới lá và hay chui vào gần gân để trốn, do đó rất khó nhìn thấy, và thuốc trừ sâu cũng rất khó tiếp xúc được với chúng. Bù lạch thường chích cho nhựa cây chảy ra để hút ăn, đôi khi còn cạp cả mô lá hoặc cây. Lá cây bị bù lạch gây hại làm cho lá vàng, quăn queo, lá non biến dạng và bị cong xuống phía dưới, cây còi cọc, hoa rụng, quả ít và nhỏ, gây hại nặng trong thời kỳ cây con có thể làm cho cây chết.
Đọt non bị bù lạch tấn công không phát triển dài ra được mà chùn lại và cất cao lên, được nên nông dân thường gọi là hiện tượng “đầu lân” hay “bắn máy bay”. Bù lạch còn tryền bệnh khảm do vi rút làm vàng và xoăn lá, cây không chết nhưng ra hoa mà không cho trái.
Biện pháp phòng trị
Đốt các tàn dư thực vật, che phủ rơm rạ, ngăn ngừa cỏ dại tạo điều kiện thông thoáng và tiêu diệt ký chủ phụ. Tưới nước mạnh trên lá cũng có thể rửa trôi bọ trĩ. Ngoài ra chăm sóc cây sinh trưởng tốt, đảm bảo đủ nước làm giảm thiệt hại của bọ trĩ gây ra đặc biệt trong thời kỳ cây co.
Nên trồng luân canh với những loại cây trồng khác (trừ họ bầu, bí, dưa)
Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để phát hiện bọ trĩ
Dùng bẩy màu vàng đặt vào rẫy từ khi cây con đến lúc trổ hoa để xác định mật số và quyết định khi nào áp dụng thuốc.
Bù lạch rất khó trị vì nơi ẩn náu cũng như khả năng quen thuốc rất nhanh. Có thể lợi dụng thiên địch như các loài bọ rùa, ong ký sinh để khống chế mật số bù lạch.
Khi mật số cao có thể sử dụng thuốc BVTV để trị và nên thay đổi thuốc thường xuyên để tránh bù lạch quen thuốc: Abamectin, Buprofezin, Deltamethrin,..