QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI
SÂU HẠI
Sâu cuốn lá lớn | Sâu cuốn lá nhỏ | Sâu phao đục bẹ | Sâu đục thân | Sâu đục thân |
Sâu phao | Sâu gai, bọ gai | Rầy nâu | Bọ xít đen | Bọ xít hôi |
Nhện gié | Bọ trĩ (Bù lạch) | Sâu năn, muỗi hành | Ốc bươu vàng |
BỆNH HẠI
Bệnh đạo ôn – Cháy lá | Đốm vằn – | Bệnh vàng lá chín sớm | Bệnh lem lép hạt | Bệnh lúa von |
Bệnh than vàng | Bệnh cháy bìa lá | Bệnh thối thân, thối bẹ,… | Bệnh vàng lùn, | Bệnh lùn xoắn lá |
Bệnh |
QUẢN LÝ DINH DƯỠNG
Lượng N, P, K nguyên chất:
80 – 120 kg N + 40 – 80 kg P2O5 + 40 – 60 kg K2O
Ngoài ra cần bổ sung thêm các loại phân bón có chứa các dinh dưỡng trung và vi lượng cho cây lúa trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
Số liệu trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào điều kiện đất đai, giai đọan sinh trưởng, mùa vụ, giống, màu sắc cây, tình hình sâu bệnh, thời tiết … mà quyết định lượng bón cho hợp lý.
1. Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa
Đạm (N) | Lân (P) | Kali (K) | Canxi (Ca) | Magiê (Mg) |
Lưu huỳnh (S) | Sắt (Fe) | Đồng (Cu) | Bo (B) | Kẽm (Zn) |
Silic (Si) | Mangan (Mn) | Molyden (Mo) |
2. Nhu cầu về các chất dinh dưỡng của cây lúa
Các chất dinh dưỡng cần thiết, không thể thiếu được đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa là: Các-bon (C), ô-xy (O), hyđrô (H) (từ không khí và nước) và các chất khoáng (từ đất và phân bón) như: Đa lượng (Đạm (N), lân (P), kali (K)), trung lượng (canxi (Ca), magiê (Mg), lưu huỳnh (S) và vi lượng (sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), mangan (Mn), mô-líp-đen (Mo), bo (B), silic (Si))
Đối với các giống lúa năng suất cao hiện nay để cho năng suất lúa khoảng 5 tấn/ha thì lượng dinh dưỡng khoáng lấy đi từ đất khoảng 110 kg N, 34 kg P2O5, 156 kg K2O, 20 kg CaO, 23 kg MgO, 5 kg S, 2 kg Fe, 2 kg Mn, 200 g Zn, 150 g Cu, 150 g B, 250 kg Si và 25 kg Cl trên 1,0 ha. Lượng Si và K2O sẽ bị lấy đi rất nhiều nếu như rơm rạ bị thu gom khỏi ruộng lúc thu hoạch.
Nhìn chung, việc canh tác các giống lúa năng suất cao ngày nay làm cho các chất dinh dưỡng bị lấy đi với một lượng lớn hơn nhiều so với các giống các giống truyền thống trước đây, dẫn tới sự cạn kiệt chất dinh dưỡng trong đất làm ảnh hưởng đến tính bền vững lâu dài của sản xuất lúa gạo, do đó việc bổ sung dinh dưỡng cho đất thông qua việc sử dụng phân bón là hết sức quan trọng.
Giải pháp nâng cao độ màu mỡ của đất và sự sinh trưởng của cây lúa bằng phân bón sinh học Ares và Taido
Ares là phân bón sinh học tự nhiên, có chứa 75 % axit humic đậm đặc và 8,5 % K2O, tan nhanh và hoàn toàn trong nước 100 %. Ares có tác dụng cải tạo đất rất mạnh, giúp đất tơi xốp, thoáng khí, tăng khả năng giữ ẩm, tăng cường khả năng đệm giúp chống lại sự thay đổi pH của đất, kích thích hệ vi sinh vật đất phát triển, giúp lưu giữ và tăng khả năng sử dụng tối đa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng và giảm thiểu tối đa sự thất thoát phân bón. Ares dễ dàng được hấp thu vào cây, kích thích phát triển mạnh của bộ rễ, sự sinh trưởng và năng suất của cây lúa, nâng cao khả năng chống chịu điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Taido là phân bón hữu cơ tự nhiên, với hàm lượng hữu cơ tinh lên tới 60 %, có tác dụng cải tạo và nâng cao độ màu mỡ của đất. Taido giúp cải thiện cấu trúc đất, làm tăng độ thoáng khí, tăng khả năng giữ nước, kích thích vi sinh vật đất phát triển. Tăng cường sự lưu giữ, sự hữu hiệu và hấp thu chất dinh dưỡng, kích thích sự phát triển bộ rễ và sự sinh trưởng của cây và chống lại sự thất thoát phân bón.
Sử dụng Ares hoặc Taido giúp giảm thiểu tối đa sự thất thoát các chất dinh dưỡng, do đó vừa giúp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, vừa giảm thiểu sự tác động xấu đến môi trường và đất đai. Vì vậy bà con nông dân nên kết hợp Ares hoặc Taido với các loại phân bón vô cơ như Ure, DAP, NPK…để sử dụng cho các đợt bón phân để cải tạo và duy trì bền vững độ phì nhiêu của đất, lại giúp tăng cường sự sinh tưởng của cây, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.