Tên tiếng anh: Durian psyllid
Tên khoa học: Allocaridara malayensis (Crawford)
Họ Rầy Nhảy (Psyllidae), Bộ Cánh đồng (Homoptera)
Tập quán sinh sống và cách gây hại
Được ghi nhận như loài sâu hại chính trên cây sầu riêng ở Thái Lan, Indonesia và Philippines. Ở Việt Nam, mới gia tăng mật số trong thời gian gần đây khi có phong
trào thâm canh cây sầu riêng.
Cả hai giai đoạn ấu trùng và thành trùng đều sống và chích hút trên các lá non còn cuốn lại, hay ở mặt dưới của các lá non đã nở. Vết chích để lại các đốm vàng lớn trên mặt lá và có thể liên kết lại làm cho cả lá bị vàng, khô và rụng khi có mật số rầy cao.
Âu trùng cũng thải mật là một chất dính và ngọt bao phủ mặt lá làm quyến rũ kiến đến cộng sinh với rầy và nấm bồ hóng đến hoại sinh mật làm cho mặt lá bị đen,
giảm khả năng quang hợp.
Biện pháp quản lý, phòng trừ
– Rầy chỉ tấn công trên đọt non nên có thể kích thích cho ra đọt đồng loạt.
– Kiểm tra cây thường xuyên trong thời kỳ cây ra đọt non để phát hiện sớm sự tấn công của rầy mà có cách xử lý kịp thời khi cần.
– Dùng bẩy màu vàng để thu hút và bắt thành trùng.
– Dùng vòi nước phun mạnh trên đọt non để vừa tưới vừa rửa rầy.
– Bảo vệ các loài thiên địch như nhiều loài bọ rùa, kiến sư tử (Chrysopidae, Neuroptera) và nhện, các loài ong nhỏ, đặc biệt họ Encyrtidae (Hymenoptera)…
– Khi đọt non bị gây hại và không có sự hiện diện của nhiều loài thiên địch thì có thể phun thuốc BVTV có hoạt chất như Abamectin, Buprofezin, Deltamethrin, Pymetrozin…