Tên tiếng anh: Camellia or Black Citrus Aphid
Tên khoa học: Toxoptera aurantii và Toxoptera citricidus
Họ: Rầy Mềm (Aphididae)
Bộ Cánh Đều (Homoptera)
Tập quán sinh sống và cách gây hại
Ngoài cam quít, các loài rầy mềm còn gây hại trên cây chanh, trên mảng cầu, mít. Riêng loài Toxoptera aurantii còn có thể sống trên cây, cacao, cây thuộc họ bầu, bí, dưa…
Cả ấu trùng và thành trùng đều gây hại cho cây bằng cách chích hút nhựa lá và
cành non làm giảm khả năng tăng trưởng của cây; lá non bị cong và biến dạng. Đồng
thời sự gây hại của rầy mềm cũng làm cho trái bị chín sớm và giảm phẩm chất. Ngoài
ra phân do rầy mềm thải ra có chứa đường sẽ thu hút nấm đen tới đóng trên thân hay lá
sẽ làm giảm khả năng quang hợp của cây.
Rầy mềm còn là tác nhân truyền bệnh “Tristeza”. Lá bị bệnh “Tristeza” trông rất
giống triệu chứng cây bị thiếu dưỡng chất và rễ cây bị suy yếu, tiếp theo là chết các
cành non. Capoor và Rao (1967) ghi nhận là chỉ cần 3 rầy mềm đủ để gây hại 100%
cây. Khi chích hút cây bệnh, rầy chỉ cần khoảng một phút để chích hút virút vào cơ thể
và chỉ cần khoảng 3 phút là có thể truyền bệnh sang cho cây mạnh. Tuy nhiên, virút
này không có khả năng lưu tồn lâu trong cơ thể rầy và có thể mất khả năng truyền bệnh
sau 24 giờ.
Biện pháp quản lý, phòng trừ
– Rầy mềm có rất nhiều thiên địch. Nếu thiên địch không khống chế được mật số
rầy có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để trị; tuy nhiên rầy rất dễ phát
triển mật số trở lại vì khả năng sinh sản rất cao và vì vậy nên rầy mềm có thể truyền
bệnh từ cây này sang cây khác một cách dễ dàng.
– Nên tiến hành, cắt tỉa và tiêu hủy cành vượt, cành có nhiều rầy, tạo thông thoáng. Tưới đủ ẩm và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho vườn cây.
– Cần theo dõi vườn thường xuyên, nhất là vào các đợt cây cam ra đọt non, nếu
thấy rầy có mật số cao thì có thể sử dụng thuốc hóa học để phun xịt. Các hoạt chất có
thể sử dụng như Abamectin, Buprofezin, Deltamethrin, Pymetrozin…