Kẽm (Zn)
Tham gia hoạt hóa khoảng 70 men của các chu trình sinh lý, sinh hóa, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp acid nucleic và protein, tăng cường khả năng sử dụng phốtpho và nitơ trong cây.
Thiếu Zn sẽ gây rối loạn trao đổi auxin nên ức chế sinh trưởng, lá cây bị biến dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn và biến dạng. Bới vì Zn di chuyển trong tán lá ít, đặc biệt là những cây thiếu N, nên thiếu kẽm thường xuất hiện ở lá non.
Nguyên nhân thiếu N là do lượng Zn dễ tiêu trong đất thấp, pH cao, hàm lượng HCO3– cao trong đất đá vôi có hàm lượng chất hữu cơ cao hoặc hàm lượng HCO3– trong nước tưới cao, sức hút Zn giảm vì sự tăng hữu hiệu của Fe, Ca, Mg, Cu, Mn và P khi đất ngập nước, sự cố định Zn do bón nhiều P, hàm lượng P trong nước tưới cao, bón quá nhiều vôi, bón các loại phân không chứa Zn, trồng nhiều vụ lúa trong 1 năm. Các loại đất có khuynh hướng thiếu Zn như: các loại đất bị rửa trôi, đất phèn cổ, đất nhiều Na, đất mặn trung tính, đất đá vôi, than bùn, đất cát, đất phong hóa mạnh, đất chua, đất có sa cấu thô, đất có P và Si cao.
Nguồn cung cấp Zn cho cây là ZnSO4, ZnO, chelate Zn…