Cỏ dại
1. Phân loại cỏ dại
Phân loại theo đặc điểm thực vật cho thấy trên ruộng có 3 nhóm cỏ:
Nhóm cỏ hoà bản (cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ bắc, cỏ mồm, cỏ tú): cỏ có bản lá hẹp, dài, gân phụ song song với gân chính chạy dài từ đầu lá tới cổ lá. Thân thường tròn và bọng ruột, lá mọc cách, đính trên thân theo hai hàng. Rễ thường là rễ chùm, ăn nông.
Cỏ lồng vực | Cỏ đuôi phụng |
Nhóm cỏ chác lác (cỏ cháo, cỏ chác, cỏ năn, lác mỡ, lác phẳng,…): lá hẹp nhưng ngắn hơn cỏ hoà bản, thân thường đặc ruột có góc cạnh tam giác, lá đính trên thân theo ba hàng kiểu xoắn ốc.
Cỏ chác | Cỏ u du |
Nhóm cỏ lá rộng (cỏ bợ, rau mác, rau mương, cỏ xà bông, rau xam, vảy ốc…): lá rộng, nằm ngang, mọc đối, mặt lá ít lông, gân lá sắp xếp theo nhiều kiểu hình khác nhau.
Cỏ rau bợ | Cỏ rau mác |
2. Tác hại của cỏ dại
Làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng: do có bộ rễ phát triển rất mạnh, phần lớn được phân bố ở lớp đất mặt nên dễ dàng cạnh tranh với cây trồng về dinh dưỡng, ánh sáng và nước làm cho cây trồng không đủ điều kiện sinh sống nên sinh trưởng và phát triển kém, cho năng suất, phẩm chất nông sản thấp.
Là ký chủ của sâu bệnh: Các cây cỏ dại cùng họ có những đặc điểm giống cây trồng là những ký chủ phụ rất tốt cho sâu bệnh.
Làm tăng chi phí sản xuất: như tốn công làm cỏ, diệt cỏ bằng hoá chất…
3. Biện pháp quản lý cỏ dại
Hiện nay không có một biện pháp quản lý cỏ lúa đơn độc nào có thể phòng trừ hiệu quả cỏ lúa . Các biện pháp ngăn ngừa là chính trước khi áp dụng các loại thuốc trừ cỏ.
– Không để cỏ tạo hạt trên ruộng.
– Sử dụng giống không lẫn hạt cỏ.
– Vệ sinh nông cụ sạch cỏ trước khi sử dụng.
– Dùng phân hữu cơ đã hoai ủ.
– Dùng lưới chắn hạt cỏ khi cho nước vào ruộng.
– Có thể nhổ cỏ bằng tay, làm đất, sử dụng nước thích hợp.
– Có thể dùng các loại thuốc hoá học hậu nảy mầm như: Sunbishi 10 SC, Sunquin 50SC, Challenger 6.9 EC.