Tên tiếng anh: Pumpkin beentle
Tên khoa học: Aulacophora similis (Oliver)
Họ: Ánh kim (Chrysomelidae)
Bộ Cánh Cứng (Coleoptera)
Tập quán sinh sống và cách gây hại
Đây là loài côn trùng gây hại rất nhiều loại cây trồng nhưng chủ yếu
trên các cây thuộc họ bầu bí, như dưa hấu, dưa leo, bầu, bí đao, bí đỏ. Đôi khi
Bọ Dưa cũng ăn trên bắp, lúa miến và cả bông phấn lúa.
Thành trùng hoạt động mạnh vào ban ngày, nhất khi có nắng lên. Thành trùng
cái đẻ trứng thành từng nhóm lúc sáng sớm hay chiều tối và đẻ trong đất,
gần gốc cây hay trong rơm rạ.
Thành trùng cạp lớp biểu bì và phần mô diệp lục mặt trên lá thành một đường
vòng, sau đó, phần bị cạp ăn sẽ đứt lìa khỏi lá. Thành trùng thường tấn công cây con
khi có hai lá đơn dầu tiên, nếu mật số cao có thể ăn rụi hết lá lẫn đọt non. Khi cây dưa lớn, bọ dưa không phá hoại nữa.
Ấu trùng sau khi nở ăn rễ cây và đục vào gốc kể cả khi cây đã lớn, làm cây bị vàng héo, chậm phát triển hoặc chết đột ngột. Các vết ăn phá của ấu trùng trên rễ, gốc cây còn là nơi xâm nhập của vi khuẩn hay nấm làm dây dưa bị chết. Hoá nhộng trong đất.
Bọ dưa phát triển gây hại nhiều vào mùa khô.
Biện pháp quản lý, phòng trừ
– Sau khi thu hoạch, gom dây dưa lại để thu hút thành trùng tới xong dùng
thuốc trừ sâu để tiêu diệt.
– Bảo vệ cây con tích cực lúc ban đầu.
– Khi thấy có thành trùng bay trong ruộng dưa mà mật số còn ít, sáng sớm hay
chiều tối nên soi đèn bắt bằng tay hay vợt.
– Sử dụng thuốc hóa học để trừ thành trùng. Sau đó từ 5-7 ngày áp dụng lại nếu
mật số còn cao, nhất là khi cây còn nhỏ.